Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022

Thực hiện nhiều hoạt động phòng chống dịch Covid-19


Trong các ngày từ 09/7 đến 03/8/2021, Quận Đoàn, Ủy ban Hội LHTN, Ban chỉ huy các chiến dịch tình nguyện Hè tổ chức nhiều hoat động phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Trong những ngày qua, các đơn vị tăng cường đăng tải nhiều thông tin liên quan đến tình hình phòng chống dịch bệnh, giới thiệu cách làm hay, câu chuyện đẹp trên địa bàn quận trên trang cộng đồng Tuổi trẻ Bình Thạnh. Đồng thời, tổ chức đoàn đến thăm, động viên cán bộ Đoàn cơ sở, các chiến sĩ tình nguyện Hè đang tham công tác phòng chống dịch; chăm lo cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, các chiến sĩ tình nguyện Hè hưởng ứng đợt cao điểm mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19 do Thành Đoàn phát động bằng những hoạt động thiết thực như: tham gia đội hình phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh của quận và 20 phường; ra quân trực tại các chốt kiểm soát giao thông trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên, hội viên, chiến sĩ tình nguyện hè tham gia trực tại các chốt kiểm soát giao thông trên địa bàn. (Ảnh T. Bình)
Lực lượng đoàn viên, hội viên, chiến sĩ tình nguyện hè tham gia trực tại các chốt kiểm soát giao thông
 trên địa bàn. (Ảnh T. Bình)

Ngoài ra, các bạn còn tham gia các hoạt động trực tuyến do Trung ương Đoàn, Thành Đoàn, Quận Đoàn tổ chức như: truy cập vào đường dẫn  http://thankyouvietnam.com.vn khởi tạo “lời cảm ơn” gửi đến các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19; đăng ký mua sách trong chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách”; theo dõi chương trình truyền hình thanh niên, tham gia các sân chơi: Diễn đàn trực tuyến - sức trẻ khởi nghiệp. các chương trình “Chiến sĩ tình nguyện Kỳ nghỉ hồng chung tay xây dựng Thành phố văn minh”, dạy vẽ trực tuyến “Thế giới sắc màu”, hướng dẫn tập luyện thể thao “Khỏe, đẹp tại nhà - đánh bay Covid-19”, chuyên đề “Nâng cao sức khỏe - chung tay đẩy lùi Covid-19”, hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chuyên đề về lý luận chính trị, cuộc thi tìm hiểu chủ đề “Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của Nhân dân” và cuộc thi viết “Mệnh lệnh từ trái tim - tuổi trẻ Việt Nam tiến bước”…

          P. AN

Ngày hoạt động “Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng văn hóa giao thông”

 

Ngày 18/7/2021, Quận Đoàn, Ủy ban Hội LHTN, Ban chỉ huy các chiến dịch tình nguyện hè quận tổ chức ngày hoạt động cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng văn hóa giao thông”.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo các đơn vị phối hợp thực hiện một số chương trình, sân chơi trực tuyến như: tọa đàm về văn hóa giao thông dưới góc nhìn pháp lý và tâm lý với tên gọi “Văn hóa giao thông - lý và tình”, chương trình hướng dẫn điều tiết giao thông tại các chốt kiểm soát giao thông, sân chơi thử thách trực tuyến giải sa hình “Atazato” và thử thách “Bingo! An toàn giao thông”.

Ngoài ra, còn tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà các chốt kiểm soát giao thông của quận được thành lập trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

                            P. AN

Bộ sản phẩm tuyên truyền “Văn hóa giao thông”

 

Ngày 19/7/2021, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 22 phối hợp Ủy ban Hội LHTN thực hiện bộ sản phẩm tuyên truyền về “Văn hóa giao thông”.

 Bộ sản phẩm này được đăng trên trang “Tuổi trẻ Hai Hai” thu hút nhiều lượt đoàn đoàn viên, hội viên, thanh niên theo dõi.

Đây là ngày hoạt động cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng văn hóa giao thông” năm 2021. 

                                                                    P. AN

Chỉ thị 12/2021 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

 


Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2021 ​


·        ANH PHƯƠNG

Nâng bậc lương công chức, mẫu hộ chiếu mới, quản lý thuế, lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước… là những lĩnh vực được quy định trong nhiều văn bản chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2021.

Tất cả các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và văn thư đã không còn yêu cầu chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ và tin học.

Không yêu cầu chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ và tin học

Theo Thông tư số 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ, có hiệu lực từ ngày 01/8/2021, ở tất cả các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và văn thư đã không còn yêu cầu chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ và tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Thay vào đó, ứng viên được yêu cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ phù hợp, tùy theo yêu cầu trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng ngạch.

Bổ sung thời gian xét nâng lương công chức, viên chức

Theo Thông tư 03/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ về điều chỉnh vấn đề nâng bậc lương của cán bộ, công chức, viên chức (có hiệu lực từ ngày 15/8/2021), thời gian cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Ngược lại, bổ sung thêm một số trường hợp không tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm thời gian đào ngũ; thời gian thử thách khi hưởng án treo; thời gian nghỉ công tác chờ tuổi nghỉ hưu.

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức cũng được thay đổi từ ngày 15/8/2021, theo đó, cán bộ, công chức được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên mới được nâng bậc lương thường xuyên. Trước đây là mức đánh giá “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực” cũng thuộc diện được nâng bậc lương.

Các trường hợp bị dừng nhận trợ cấp xã hội

Theo Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH, tới đây sẽ có thêm 3 trường hợp bị dừng nhận trợ cấp xã hội, gồm:

- Không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 3 tháng trở lên;

- Không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý;

- Người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị tạm giam từ 1 tháng trở lên.

Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 08/8/2021, nhưng các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/7/2021.

Gắn chip vào hộ chiếu

Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 14/8/2021, từ thời điểm này trở đi, hộ chiếu sẽ là loại giấy tờ tùy thân tiếp theo căn cước công dân được gắn chip. Mẫu chip được công bố tại thông tư nêu trên, lưu thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Trang bìa của hộ chiếu vẫn in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu. Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là phong cảnh, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng. Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu gồm 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Việc cấp hộ chiếu có gắn chip đã được nêu tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/07/2020), nhưng nay Bộ Công an mới ban hành mẫu hộ chiếu này.

Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, có hiệu lực từ ngày 01/8/2021, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho 1 người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước

Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực 15/8/2021, đến hết năm 2021 sẽ cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).

Riêng đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; giá dịch vụ giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập, nếu không thực hiện được lộ trình quy định trên, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính. Dịch vụ sự nghiệp công đang được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí thì tiếp tục thực hiện theo giá tính đủ chi phí.

Lực lượng vũ trang quận Bình Thạnh với nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình

 

Ngay từ những ngày đầu khi có ca mắc Covid-19 đầu tiên trên địa bàn, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang quận Bình Thạnh đã chủ động làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Tích cực huy động lực lượng phối hợp tham gia thiết lập và trực tiếp phục vụ tại các khu cách ly, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 và số 4 của Thành phố; đồng thời tham gia thiết lập, bảo đảm trang thiết bị phục vụ cho các khu cách ly của quận.

Khi dịch bệnh lan rộng, xuất hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, để đảm bảo công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang quận đã được huy động, phối hợp các lực lượng khác làm nhiệm vụ trực tại các chốt và phục vụ Nhân dân trong các khu phong tỏa. Cùng với đó, Ban Chỉ huy Quân sự quận tổ chức lực lượng quân y phối hợp với Trung tâm Y tế quận và Trạm Y tế các phường tổ chức phun khử khuẩn theo định kỳ trên diện rộng toàn quận, nhất là những khu vực phong tỏa. Trong những tình huống cấp cách, bất kể ngày hay đêm, dù đường lớn hay hẻm nhỏ, khi có thông tin về địa bàn có ca nhiễm mới là lực lượng quân y nhanh chóng có mặt để tiến hành phun khử khuẩn. 

Lực lượng vũ trang quận phun khử khuẩn phòng, chống Covid-19. (Ảnh XH)
Lực lượng vũ trang quận phun khử khuẩn phòng, chống Covid-19. (Ảnh XH)

Cần biết về số định danh cá nhân


·        Đội CS QLHC về TTXH - CA QUẬN BÌNH THẠNH 

1. Số định danh cá nhân là gì?

Mã số định danh cá nhân là 1 dãy gồm 12 số được cấp cho mỗi người dân từ khi sinh ra và gắn kết với người đó đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời, không trùng với người khác và đó cũng chính là số thẻ Căn cước công dân của người đó sau này.

2. Cấu trúc số định danh cá nhân

Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên (Điều 13 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP).


 

 

 


 
Cụ thể, theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA các mã số trong số định danh cá nhân gồm:



+ 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh (Theo Phụ lục 1, Thông tư 07/2016/TT-BCA thông thường chỉ cần nhìn vào 3 số đầu tiên của số định danh cá nhân là có thể biết được người đó được sinh ra ở tỉnh, thành nào.)

+ 1 số tiếp theo là mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính, cụ thể 

Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

+ 2 số tiếp theo là mã năm sinh: Thể hiện 2 số cuối năm sinh của công dân;

+ 6 số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

Các mã số này được bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

3. Làm số định danh cá nhân ở đâu?

-  Đối với các trường hợp được cấp giấy khai sinh sau ngày 01/01/2016: Số định danh cá nhân được ghi vào Giấy khai sinh; đây cũng chính là số thẻ Căn cước công dân của người đó sau này (khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014).

- Đối với các trường hợp được cấp giấy khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (khoản 1 Điều 15 Nghị định 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021).

Theo đó, số định danh cá nhân gắn với một người từ khi khai sinh đến khi chết và không thay đổi trong suốt cuộc đời.

4. Làm sao để biết số định danh cá nhân của bản thân?

- Công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân 12 số thì số thẻ Căn cước công dân cũng là số định danh của công dân.

- Công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân 12 số, nếu có nhu cầu, có thể liên hệ Công an phường nơi đăng ký thường trú để được thông báo về số định danh cá nhân của bản thân (không thể yêu cầu xem số định danh cá nhân của người khác).



Bài viết nổi bật

Dâng hương kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  Ngày 27/8/2024, Quận ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận tổ chức lễ dâng hương, đặt vòng hoa tưởng nhớ công lao các anh hùn...

Bài viết phổ biến