Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử và truyền thống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử và truyền thống. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

Tư tưởng nhân văn trong Tuyên ngôn độc lập 02/9

 
KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8) VÀ QUỐC KHÁNH (02/9)

·        NGUYỄN XUYẾN

          Tại quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

        Trong bối cảnh quốc tế và Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là lời tuyên cáo chung của chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức, đồng thời cũng là lời báo hiệu thời đại thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới.

           Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những chân lý về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Những quyền ấy đã được Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp xác nhận. Đồng thời, mở rộng quyền của con người thành quyền của dân tộc. Quyền lợi của mỗi cá nhân được coi là cơ sở cho quyền lợi của cách mạng, của dân tộc. Tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Đó là sự thống nhất giữa quyền sống của mỗi con người, quyền độc lập của dân tộc.

           Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 đã khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

           Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức một cách khoa học cuộc cách mạng dân tộc của mình. Người đã nhận rõ phạm trù cuộc cách mạng dân tộc tháng 8 năm 1945. Người đánh giá cao cuộc cách mạng tư sản Mỹ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 mở ra một thời đại mới của lịch sử Việt Nam thừa nhận nguyên lý nhân văn của cuộc cách mạng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sự gặp gỡ của cuộc cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII và cuộc cách mạng Việt Nam giữa thế kỷ XX là sự gặp gỡ từ bản chất nhiệm vụ hai cuộc cách mạng có tính chất tương đồng. Ngọn đuốc độc lập, tự do của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Mỹ đã hấp dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân Mỹ hơn một thế kỷ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đưa ra triết lý nhân văn của mình. Phải chăng điều này giúp chúng ta có thể hiểu thêm vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lựa chọn những dòng ngời đuốc trí tuệ của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ năm 1776 mở đầu Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam.

Đông đảo Nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí minh đọc tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945. (Ảnh: Tư liệu)
Đông đảo Nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch
Hồ Chí minh đọc tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945. (Ảnh: Tư liệu)


             Lịch sử nước ta đầy truyền thống nhân văn. Chúng ta đã từng sẵn sàng chu cấp cho kẻ thù rút khỏi nước ta “đi bộ thì ta cho ngựa, đi thủy thì ta cấp thuyền”. Chúng ta tuân theo thứ triết học nhân văn phương Đông, đồng thời có tính nhân loại. Đó là thế ửng xử chung “Cái ta không muốn, ắt người chẳng ưa” (Kỷ sơ bất dục, vật thi ư nhân). Triết lý của đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương nguyên tắc đạo đức ấy…

        Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 bắt đầu bằng một định đề triết học nhân văn dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp năm 1791 với những nguyên lý không thể nào chối cãi được. Sau đó, bằng những liệt kê tóm lược về tội trạng ăn cướp, tước đoạt mà bất cứ ai có lương tri đều thấy sự phi lý của nó. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 như lời tuyên án chế độ thực dân trong ngày phán xử cuối cùng.

           “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Đó là cái “muốn” của nhân dân Mỹ đấu tranh cho lẽ sống của mình.

           “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi…”. Đó là nguyện vọng của quần chúng bình dân trong cuộc cách mạng Pháp đấu tranh vì lẽ sống của mình.

                Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu triết lý nhân văn, tinh hoa trí tuệ của Nhân dân Pháp - Mỹ. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 tự bản chất như toát lên sự gặp gỡ của dòng triết học phương Đông và phương Tây.

                Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 với tư tưởng nhân văn như dòng quy tụ triết học nhân văn Á - Âu - Mỹ, dòng hợp lưu trí tuệ của nhân loại với Việt Nam, thành vũ khí đấu tranh, buộc ngay cả kẻ thù chỉ cần một chút lương tri cũng phải thừa nhận.

            Trải qua hơn bảy thập kỷ, Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khắc sâu vào tâm khảm bao thế hệ người Việt Nam.

Sự kiện hào hùng của Ngày Nam bộ kháng chiến

 

KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN (23/9/1945 - 23/9/2021)

·        VĂN CHÍNH

              Sau thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, nhưng bọn đế quốc và phản động quốc tế điên cuồng chống phá cách mạng nước ta.

          Với bản chất ngoan cố, các thế lực đế quốc núp sau lá cờ Đồng Minh, vội vã đưa quân vào nước ta cùng số tù binh Pháp bị Nhật giam tại Sài Gòn từ ngày 09/3/1945 được quân đội Anh ngay sau khi đặt chân lên Sài Gòn, giải thoát tạo thành lực lượng với âm mưu tiêu diệt chế độ dân chủ cộng hòa Việt Nam.

          Ngày 22 và 23/9/1945, bọn chúng đòi tước vũ khí lực lượng vũ trang cách mạng, cấm báo chí xuất bản, ra lệnh giới nghiêm ban đêm, nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 23/9/1945, một cuộc hội nghị lịch sử được triệu tập và quyết định gửi điện gấp xin chỉ thị của Trung ương và Hồ Chủ tịch, đồng thời phát động Nhân dân kháng chiến. Và trên thực tế, Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã đứng lên chống quân xâm lược. Hội nghị cấp tốc thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ đã ra Lời kêu gọi:

“Đồng bào Nam Bộ!

Nhân dân thành phố Sài Gòn!

Anh em công nhân, nông dân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ!

Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa.

Ngày 02 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để bảo vệ độc lập của Tổ quốc.

“Độc lập hay là chết!”

Hôm nay, Ủy ban Kháng chiến kêu gọi: Tất cả đồng bào già, trẻ, trai, gái, hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược!

Ai không có phận sự do Ủy ban Kháng chiến giao phó, thì hãy lập tức rời khỏi thành phố!

Những người còn lại thì: 

- Không làm việc, không đi lính cho Pháp;

- Không đưa đường, không báo tin cho Pháp;

- Không bán lương thực cho Pháp;

- Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt;

- Hãy đốt sạch tất cả các sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp;

Sài Gòn bị Pháp chiếm phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa hàng.

Hỡi đồng bào!

Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tiêu diệt tay sai của chúng.

Hỡi anh em binh sĩ, dân quân tự vệ!

Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước!

Cuộc kháng chiến bắt đầu!”

Dân quân Nam bộ trong những ngày đầu kháng chiến năm 1945. (Ảnh: Tư liệu)
Dân quân Nam bộ trong những ngày đầu kháng chiến năm 1945.(Ảnh: Tư liệu)


            Lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến chống Pháp được thảo xong thông qua cho in ngay, và khoảng 8, 9 giờ sáng ngày 23/9/1945 được dán khắp nơi trong thành phố Sài Gòn và  theo các chuyến xe đò đưa về các tỉnh.

            Ngày 23/9/1945 là một trang sử vẻ vang của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngay trong những ngày đầu, quân và dân ta đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Một loạt nhà máy, kho tàng, công sở của địch bị phá hủy. Và chỉ trong vòng 4 ngày sau (26/9/1945), qua Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào Nam Bộ. Lời kêu gọi của Người như một làn sinh khí làm tăng thêm phần sinh lực cho quân và dân Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai. Góp sức với Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, các tỉnh còn lại của Nam Bộ và cả nước đều tập trung chi viện sức người, sức của cho các chiến tuyến bao quanh thành phố. Những đoàn quân Nam tiến, những phong trào “Tuần lễ ủng hộ Nam Bộ kháng chiến…” góp phần làm cho cuộc kháng chiến ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định mang tầm vóc cả nước. Cuộc chiến đấu bao vây quân địch diễn ra tròn một tháng từ 23/9 đến 23/10/1945 đã làm thất bại bước đầu âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng, đồng thời chuẩn bị thực lực cách mạng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.

                Qua hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, quân và dân miền Nam đã làm tròn sứ mệnh “đi trước về sau”, xứng đáng với 4 chữ vàng “Thành đồng Tổ quốc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ban tặng vào tháng 02/1946.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

Tự hào Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng

 KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG (01/8/1930 - 01/8/2021)

·        THÁI NGUYÊN

Cách đây 91 năm, ngày 01/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 01/8”, ngày đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên ban Xô Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, kêu gọi binh lính đoàn kết với Nhân dân, hưởng ứng cuộc đấu tranh chóng chiến tranh đế quốc.

Căn cứ vào sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm 2000, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VIII) quyết định lấy ngày 01/8 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khí Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 01/8 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo cảu Đảng.

Cùng với sự hình thành và lớn mạnh của ngành Tuyên giaos cả nước, trong suốt 91 năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, công tác Tuyên huấn của Đảng bộ TPHCM (tên gọi Tuyên huấn chung đại diện cho các giai đoạn mang tên gọi khác nhau như Tuyên huấn, Tư tưởng Văn hóa, Tuyên giáo…) cũng sớm được hình thành và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt góp phần quan trọng đúng với vai trò là lực lượng xung kích trên trận địa tư tưởng văn hóa của Đảng bộ Thành phố.

Khởi đầu từ thời kỳ Đảng ta mới thành lập, hoạt động trên địa bàn trọng điểm trung tâm đầu não của thực dân phong kiến, ngành Tuyên huấn đã vận dụng sáng tạo các hình thức công khai hợp pháp để tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho báo chí, viết truyền đơn tuyên truyền và tài liệu huấn luyện cho đảng viên, xây dựng lực lượng và giáo dục để phát triển Đảng. Trong hoàn cảnh bị kẻ địch đàn áp, khủng bố tàn khốc, điều kiện hoạt động hết sức gian khổ, hiểm nguy, thường xuyên phải đối phó với sự vây ráp của kẻ địch; cán bộ, đảng viên ngành Tuyên huấn đã nêu cao phẩm chất và khí tiết người cộng sản, sẵn sàng hy sinh tính mạng, không sợ tù đày tra tấn, bám sát phong trào cách mạng để tuyên truyền, vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh chống thực dân, đế quốc; góp phần quan trọng vào các cao trào cách mạng năm 1930 - 1931; cao trào đấu tranh dân sinh dân chủ (1936 - 1939), khởi nghĩa Nam kỳ 1940 tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Sài Gòn, Nam bộ lại nổ súng mở màn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, chỉ sau 29 ngày tự do ngắn ngủi. Nhiệm vụ cách mạng mới đặt ra cho công tác Tuyên huấn, công tác tư tưởng là động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kháng chiến cứu quốc, giữ vững chính quyền cách mạng. Công tác Tuyên huấn của Đảng bộ Thành phố cùng với các lực lượng khác nhanh chóng triển khai các chủ trương của Xứ ủy Nam bộ, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, Tỉnh ủy Gia Định, nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc, niềm tin vào thắng lợi đến các tầng lớp Nhân dân Thành phố. Công tác tuyên huấn giai đoạn này đóng vai trò trọng yếu, góp phần trực tiếp nuôi dưỡng, xây dựng, phát triển sức mạnh của nhân tố con người Việt Nam; tập hợp lực lượng, khơi dậy ý chí, tri thức và sức mạnh trong quần chúng, đáp ứng những đòi hỏi gay gắt của cuộc kháng chiến. Từ tháng 11/1949 của Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn như được tiếp thêm sức mạnh trong hoạt động, chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ chính trị khi Ban Tuyên huấn Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn chính thức được thành lập. Công tác Tuyên huấn của Đảng bộ Thành phố cùng với các lực lượng khác nhanh chóng triển khai các chủ trương của Xứ ủy Nam bộ, Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, Tỉnh ủy Gia Định, nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc, niềm tin vào thắng lợi đến các tầng lớp Nhân dân Thành phố.

Sau Hiệp định Gèneve 1954, công tác tuyên huấn ở miền Nam nói chung, Thành phố nói riêng tập trung phục vụ nhiệm vụ chiến lược đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước.

Công tác Tuyên huấn được triển khai bằng những phương pháp, hình thức phong phú, linh hoạt và táo bạo, biết khéo léo sử dụng báo chí và các loại hình văn hóa văn nghệ công khai để tổ chức phong trào. Các lực lượng binh chủng làm công tác Tuyên giáo được tổ chức phù hợp, có công khai, có bí mật, có cả bộ phận vũ trang tuyên truyền, có đội ngũ cán bộ làm công tác vận động nhuần nguyễn, sâu sát các đối tượng, các giới, các tầng lớp đồng bào. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, Ban Tuyên huấn còn tổ chức tự vệ chiến đấu, chống càn, tiêu diệt địch; trong các cuộc chiến đấu oanh liệt đó, có hơn 123 cán bộ đã hy sinh và 64 cán bộ trở thành thương binh. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; ngày 21/9/2018, Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn - Gia Định vinh dự được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Cán bộ làm công tác Tuyên giáo quận các thời kỳ. (Ảnh NN)
Cán bộ làm công tác Tuyên giáo quận các thời kỳ. (Ảnh NN)

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất đến nay, ở giai đoạn từ năm 1975 đến trước đổi mới, công tác Tuyên huấn đã tập trung vào một số công việc trọng tâm là tuyên truyền đường lối, chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế; chính sách khoan hồng nhân đạo của Đảng đối với sĩ quan, binh lính, công chức của chế độ cũ nhằm ổn định tư tưởng trong Nhân dân; đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch từ bên ngoài và trong nước. Đồng thời, bám sát thực tiễn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên những nhân tố mới, cách làm mới, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới của đất nước, thành phố.

Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là từ khi Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 18/11/2002 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2010; Kết luận 21-KL/TW, ngày 24/10/2017 sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW, được Quốc hội thể chế hóa bằng Nghị quyết số 54/NQ-QH “Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM”; ngành tuyên huấn hướng các nội dung hoạt động của toàn ngành vào công tác tuyên truyền, cổ động để phát huy tính năng động, sáng tạo, huy động cao nhất mọi nguồn lực cho sự phát triển toàn diện, đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự phát triển chung của cả nước.

Hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động lãnh đạo của Đảng, từ khi thành lập quận Bình Thạnh tháng 6/1976 đến nay, với chức năng tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra và chỉ đạo tổ chức thực hiện giúp cấp ủy trên các lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, khoa giáo, lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Quận ủy và đội ngũ Tuyên giáo cơ sở đã tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; phối hợp chặt chễ với các ngành trong khối, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội góp phần vào những thắng lợi toàn diện trên các lĩnh vực trong sự nghiệp đổi mới của quận. Ngành Tuyên giáo đã có nhiều nỗ lực để giữ vững, xây dựng và củng cố niềm tị của Nhân dân với Đảng, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hó, xã hội góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quận Bình Thạnh trong 45 năm qua.

Ngành Tuyên giáo đã chủ động tham mưu cho Đảng bộ quận lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; triển khai thực hiện Đề án 02 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và phản bác quan điểm sai trái, thù địch, tập trung đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và Nhân dân đối với Đảng; góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; giữ vững ổn định chính trị của Thành phố và Quận. Tuyên truyền, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân thành phố khóa X, triển khai việc xây dựng chính quyền đô thị và thành lập Thành phố Thủ Đức, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quận năm 2021. Công tác chỉ đạo, định hướng tuyên truyền trên Internet, mạng xã hội được tập trung chỉ đạo sâu sát, kịp thời.

Ghi nhận đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong công tác tư tưởng, ngành Tuyên giáo Quận vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba năm 2008; Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2013; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và cờ thi đua xuất sắc năm 2010, 2011, 2012, danh hiệu tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền.

Đặc biệt, hiện nay trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Quận ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid – 19 Quận, ngành Tuyên giáo đã nỗ lực, chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia công tác tuyên truyền thông qua việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phản ánh quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch của các cấp, các ngành, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân, các cộng đồng dân cư trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng hoặc tạo nhận thức không đúng về công tác phòng, chống dịch; các thông tin lợi dụng dịch bệnh để bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và công tác phòng, chống dịch. Từ đó, có biện pháp tuyên truyền để định hướng, đấu tranh phản bác, góp phần vạch trần tin giả, cung cấp nhanh thông tin đầy đủ cho người dân về tình hình dịch bệnh, ổn định đời sống và tâm lý người dân.

Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo (01/8) mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng, văn hóa sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày cảng vững mạnh của lĩnh vực công tác Tuyên giáo của Đảng – lĩnh vực có lịch sử ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khẳng định tầm quan trọng các hoạt động thành lập Đảng Cộng sản cũng như trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thư XII, ngành Tuyên giáo tiếp tực phát huy, làm tốt vai trò trên mặt trận tư tưởng, lý luận, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn, thù địch, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội; tạo nên động lực tinh thần mới cùng Đảng bộ và Nhân dân quân hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2025.🅪

Bài viết nổi bật

Tiếp đoàn khảo sát của Thành ủy về công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 28/10/2024, đoàn khảo sát Thành ủy TPHCM có buổi làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy quận Bình Thạnh về công tác chuẩn bị Đại hội đạ...

Bài viết phổ biến