Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

Chọn hoạt động thiện nguyện làm lẽ sống

 

·        MỸ DUNG

Nhắc đến chị, Nguyễn Thị Thu Thảo, sinh năm 1980, ngụ tại đường Tân Cảng, người dân tại đây luôn thể hiện sự yêu mến và ngưỡng mộ bởi một người phụ nữ vừa đẹp người, đẹp nết, làm kinh tế giỏi lại hết lòng với hoạt động từ thiện tại địa phương. Ngay từ những đợt dịch đầu tiên bùng phát làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, đồng cảm với một số bà con khó khăn, với phương châm “không một ai bị bỏ lại phía sau vì dịch bệnh” chị Thu Thảo liền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc phường kịp thời trao những phần quà đến các hộ dân tại các địa điểm bị phong tỏa. Với suy nghĩ “của cho không bằng cách cho” thay vì gửi tặng bà con thông qua các đoàn thể, mặt trận, chị không ngần ngại ảnh hưởng sức khỏe bản thân và gia đình, trực tiếp đến những khu vực cách ly, phong tỏa tự tay trao những món quà thiết yếu cho bà con nhằm chia sẻ, động viên mọi người vượt qua giai đoạn khó khăn. Chính những hành động này làm cho người dân tại các khu phố nơi chị đến thêm tin yêu, quý trọng chị. Mặc dù những phần quà chị Thảo dành tặng cho các hộ dân chỉ là những túi gạo, bó rau, chai nước mắm…, giá trị không lớn nhưng đó là tấm lòng, sự chia sẻ với tình cảm “tương thân tương ái”.

Chị Nguyễn Thị Thu Thảo phát quà cho các hộ dân tại khu phong tỏa chung cư Nguyễn Gia Trí. (Ảnh MD)
Chị Nguyễn Thị Thu Thảo phát quà cho các hộ dân tại khu phong tỏa chung cư Nguyễn Gia Trí. (Ảnh MD)

Trong một dịp trao quà cho người dân tại chung cư Nguyễn Gia Trí, chị Thảo nở nụ cười rất tươi và chia sẻ: “Rất vui và hạnh phúc khi được góp sức cùng địa phương trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tôi nghĩ rằng, mỗi người dân, không bằng cách này, thì bằng cách khác, tùy theo sức của mình đều chung tay phòng chống dịch bệnh tốt thì quận sẽ sớm trở về cuộc sống bình thường mới, vì thế tôi càng quyết tâm hơn trong công việc này”.

Thật ấm lòng biết bao, khi ở những thời điểm căng thẳng, người nghèo, người gặp khó khăn tại Phường 25 luôn nhận được sự quan tâm từ Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể và đặc biệt là những tấm lòng hảo tâm như chị Thu Thảo. Nhận xét về chị, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phường 25 Huỳnh Thị Thu Thảo cho biết: “Chị Thảo là một người hết lòng với hoạt động thiện nguyện, gặp bà con khó khăn là chị giúp đỡ. Từ đó, gương sáng của chị đã được lan tỏa, góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội tại địa phương. Riêng chị Thu Thảo, luôn được bà con ở Phường 25 tin yêu, quý trọng”.

Khi yêu thương được trao đi thì mới nhận lại yêu thương. Chính những người như chị Thu Thảo là cầu nối để lòng nhân ái lan tỏa trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Trong tình hình cả nước chung tay chống dịch hiện nay, những việc làm đầy ý nghĩa của chị Thu Thảo thật đáng được trân trọng. Qua đó, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đồng thời cổ vũ, động viên các lực lượng trên tuyến đầu vượt qua khó khăn, quyết tâm dập dịch nhanh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người dân. 

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022

Tấm lòng nhân ái của chiến sĩ Công an nhân dân


·        MINH HOÀNG

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ dành phần ai”… xin mượn lời một bài hát “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn” để nói về tấm lòng nhân ái của Trung tá Võ Kiên Giang, hiện là Phó Trưởng Công an Phường 3.

Sinh ra từ một làng quê ở tỉnh Quảng Trị, anh hiểu hơn ai hết cuộc sống cơ cực của người lao động nghèo, vì thế luôn đồng cảm và tìm mọi cách chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bên cạnh nhiệm vụ của người chỉ huy đơn vị luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn phường, đồng chí Giang cùng gia đình còn âm thầm chung tay, góp sức hỗ trợ cộng đồng thông qua những việc làm thiết thực. Khi cả Thành phố áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nhiều nhà, hẻm và khu phố bị phong tỏa, nhu cầu về nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm là vấn đề được mọi người hết sức quan tâm. Hiểu được tình cảnh này, anh trích tiền lương của vợ chồng và tiền bán hàng của gia đình để nấu 200 phần ăn, mua nhu yếu phẩm để hỗ trợ bà con, đặc biệt là những hoàn cảnh kém may mắn, người bán vé số dạo, lượm ve chai, bán hàng rong... và các lực lượng chức năng ở chốt trực phong tỏa trên địa bàn quận. Biết được tấm lòng của anh, những mạnh thường quân trong và ngoài quận cùng chung tay, người góp của, kẻ góp công. Nhờ thế, những phần quà trao đến bà con ở những nơi bị phong tỏa mỗi ngày càng nhiều và có chất lượng hơn. Các hoạt động thiện nguyện của mình, anh thường sắp xếp vào thời gian ngoài giờ hành chính, thậm chí là 2g, 3g sáng. Thêm vào đó, anh còn kết nối với bạn bè và mạnh thường quân từ các tỉnh hỗ trợ rau, củ, quả, nhu yếu phẩm để trao tận tay cho những người dân khó khăn tại nhiều địa bàn khác, trong đó có Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm cai nghiện Bình Triệu và các quận bạn… Chỉ riêng trong tháng 6 và 7/2021, anh Giang cùng các mạnh thường quân, bạn bè gần xa hỗ trợ được gần 200 phần lương thực, thực phẩm với hàng nghìn phần quà, ước tính tổng cộng hơn 2 tỷ đồng cho bà con. Có những ngày, bệnh gai gót chân của anh tái phát, đau không đi lại được, anh phải dùng thêm đôi nạng chống để hỗ trợ, nhưng mỗi lần xe tải chở hàng ở tỉnh lên vào đêm khuya, anh làm người bốc vác và trong các chuyến trao quà tặng, anh trở thành một phụ xe. Vì thế, được anh em trong nhóm thiện nguyện gọi anh bằng cái tên rất thân thương “anh Giang siêu nhân”.

Người dân nhận quà từ tay anh Giang tại các điểm bị phong tỏa trên địa bàn quận. (Ảnh KG)
Người dân nhận quà từ tay anh Giang tại các điểm bị phong tỏa trên địa bàn quận. (Ảnh KG)

Anh Giang chia sẻ: “Nhìn thấy những giọt nước mắt rưng rưng, những nụ cười của những người dân lao động nghèo, những người trong khu vực phong tỏa được nhận quà thì bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến. Nhờ được gia đình ủng hộ nhiệt tình, nên chỉ cần còn có sức khỏe, được các mạnh thường quân hỗ trợ thì tôi sẽ cố gắng giúp được thêm nhiều người hơn”.

Tấm lòng nhân ái của anh Giang thể hiện qua việc làm ý nghĩa, thiết thực vào thời điểm này để cùng chung tay chia sẻ với cộng đồng khi khó khăn thật là quý giá. Việc làm của anh và gia đình đã để lại trong lòng người dân những hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an nhân dân không chỉ phục vụ dân hết mình mà còn tỏ rõ tấm lòng nhân ái, bao dung. 

Những chính sách mới về Bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 01/7/2021

 

·        MH


            Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, để chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, từ ngày 01/7/2021, nhiều chính sách mới về BHYT có hiệu lực thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tham gia BHYT.

1.     Thay đổi khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT


        Ngày 13/11/2020, Quốc hội thông qua Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Luật này sửa đổi, bổ sung nội dung một số Luật khác liên quan, trong đó có Luật Bảo hiểm y tế. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú sửa đổi khoản 7 Điều 2 Luật BHYT như sau: Hộ gia đình tham gia BHYT là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

            Trong khi đó, Luật BHYT hiện nay đang quy định: Hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú.

Như vậy, theo quy định mới, những người thuộc diện tham gia BHYT hộ gia đình phải là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp, thay vì cùng Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú như trước đây.

Sở dĩ có sự điều chỉnh như trên là do Luật trú năm 2020 quy định, từ ngày 01/01/2023, chính thức bãi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, thay bằng việc quản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, từ ngày 01/7/2021, quan đăng ký cư trú cũng sẽ không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mà thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin của công dân trên sở dữ liệu về cư trú.

2.     Bổ sung đối tượng được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT

                Nội dung này được đề cập tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Cụ thể, so với quy định hiện nay tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, Điều 5 Nghị định số 20 đã bổ sung thêm đối tượng người thuộc diện hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (người con này đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội) được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT. Theo quy định trước đây, nhóm đối tượng này chỉ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT tối thiểu 70%.

3.     Thay đổi trong danh sách người có công và thân nhân được hưởng chính sách BHYT

Kể từ ngày 01/7/2021, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 chính thức có hiệu lực. Theo Pháp lệnh mới vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống sẽ được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT, trước đây không có quy định này.

4.     Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo định suất

            Thanh toán theo định suất là phương thức thanh toán giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) và cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) BHYT theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định.

            Ngày 29/4/2021, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BYT hướng dẫn thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021. Theo đó, Thông tư xác định: Quỹ định suất là số tiền được xác định trước, giao cho sở KCB BHYT để KCB ngoại trú cho người bệnh thẻ BHYT trong phạm vi định suất, trong khoảng thời gian nhất định.

        Tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở xuống sẽ áp dụng phương thức thanh toán theo định suất đối với toàn bộ chi phí KCB ngoại trú trong phạm vi hưởng của người tham gia BHYT. Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến Trung ương sẽ áp dụng tại các cơ sở có ký hợp đồng KCB BHYT ban đầu và chỉ áp dụng thanh toán theo định suất đối với phần chi phí KCB ngoại trú của người đăng ký KCB ban đầu phát sinh tại chính cơ sở KCB ban đầu đó. Tuy nhiên, phạm vi định suất không bao gồm các chi phí KCB của đối tượng, bệnh, nhóm bệnh sau đây:

1.   Chi phí của các đối tượng thẻ quân nhân (QN), yếu (CY), công an (CA).

2.   Chi phí vận chuyển người bệnh có thẻ BHYT.

3.   Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng dịch vụ kỹ thuật thận nhân tạo chu kỳ hoặc dịch vụ kỹ thuật lọc màng bụng hoặc dịch lọc màng bụng.

4.   Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc chống ung thư hoặc dịch vụ can thiệp điều trị bệnh ung thư đối với người bệnh được chẩn đoán bệnh ung thư gồm các mã chẩn đoán từ C00 đến 297 các mã chẩn đoán từ D00 đến D09 thuộc bộ mã Phân loại bệnh quốc tế lần thứ X (ICD-10).

5.     Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc điều trị Hemophilia hoặc máu hoặc chế phẩm của máu đối với người bệnh được chẩn đoán bệnh Hemophilia gồm các mã D60, D67, D68 thuộc bộ mã ICD-10.

6.   Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc chống thải ghép đối với người bệnh ghép tạng.

7.   Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc điều trị viêm gan C của người bệnh bị bệnh viên gan C.

8.   Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc kháng HIV hoặc dịch vụ xét nghiệm tải lượng HIV của người bệnh có thẻ BHYT được chẩn đoán bệnh HIV.

5.     Công khai giá thu dịch vụ KCB BHYT đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh

            Đây nội dung được nêu tại Thông số 05/2021/TT-BYT ngày 5/5/2021 về quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở KCB bệnh công lập.  Trong đó có quy định, cơ sở KCB phải thông tin kịp thời và công khai với người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh giá thu dịch vụ KCB bao gồm: giá thu dịch vụ KCB đối với người bệnh có thẻ BHYT, giá thu dịch vụ KCB không theo yêu cầu đối với người bệnh không có thẻ BHYT; giá dịch vụ KCB theo yêu cầu của người bệnh; giá các loại dịch vụ khác tại đơn vị.

Ngoài ra còn quy định cơ sở y tế phải công khai các chế độ miễn, giảm giá dịch vụ KCB và thực hiện chính sách BHYT, thanh toán giá và chi phí KCB BHYT theo quy định của pháp luật.

Có 3 hình thức công khai thông tin như sau:

1. Niêm yết công khai, chạy thông tin trên băng thông tin điện tử:

-   Các văn bản, bản vẽ, đồ chỉ dẫn, dấu chỉ đường đến các khu vực, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc trong đơn vị; các bản nội quy, quy định, giá các loại dịch vụ KCB và giá các loại dịch vụ phục vụ người bệnh tại các địa điểm thuận lợi có nhiều người bệnh qua lại.

-   Việc niêm yết công khai phải thường xuyên, liên tục và kịp thời.

            2. Tổ chức thông tin, truyền thông, vấn về chế độ chính sách, những vấn đề có liên quan đến việc KCB kể từ khi người bệnh mới đến phòng khám bệnh, phòng cấp cứu, buồng bệnh.

             3. Thông báo trực tiếp với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh; tổ chức sinh hoạt hội đồng người bệnh của khoa, phòng và đơn vị.

6. Phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV được hưởng chế độ BHYT

            Đây là nội dung quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.

        Theo Luật này, phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn được quỹ BHYT, ngân sách Nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm như sau:

-   Quỹ BHYT chi trả cho người thẻ BHYT theo mức hưởng quy định của pháp luật về BHYT.

-   Ngân sách Nhà nước chi trả phần chi phí quỹ BHYT không chi trả nêu trên và chi trả cho người không có thẻ BHYT theo mức giá dịch vụ KCB BHYT.

Tuy nhiên, từ trước ngày 01/7/2021, quỹ BHYT đã thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm HIV trong KCB đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT và KCB liên quan đến HIV/AIDS. Quy định này đã được luật hóa tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

(Nguồn BHXH quận)

Người dân Bình Thạnh chấp hành nghiêm phòng chống dịch


          Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU ngày 22/7/2021 của Thành ủy về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, từ ngày 23/7/2021 đến nay, UBND quận đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm hai chỉ thị đã nêu. 

Trên địa bàn quận đã thành lập 7 chốt cấp quận và 196 chốt cấp phường kiểm soát phòng chống dịch và 41 tổ tuần tra lưu động ngày, đêm. Tại các chốt, các lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Các hộ dân đều thực hiện nghiêm việc đi mua thực phẩm theo phiếu phân bổ theo ngày. Nhiều hộ dân tại các khu cách ly, phong tỏa đẫ nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ phường tổ chức đi chợ giúp…

Tuyến đường Phạm Văn Đồng thuộc địa bàn Phường 11, 13 quận thông thoáng sau 18 giờ hằng ngày. (Ảnh COH)
Tuyến đường Phạm Văn Đồng thuộc địa bàn Phường 11, 13 quận thông thoáng sau 18 giờ hằng ngày. (Ảnh COH)

Nhìn chung, hầu hết người dân trên địa bàn quận đều nghiêm túc thực hiện tốt việc hạn chế ra đường khi không thực sự cần thiết và không ra đường từ sau 18g đêm trước đến 6g ngày hôm sau. Trong vòng 20 ngày (từ ngày 09/7 đến 01/8/2021), số người vi phạm chiếm tỷ lệ rất thấp, các lực lượng chức năng chỉ xử lý 162 trường hợp ra đường không có lý do chính đáng với tổng số tiền phạt trên 310 triệu đồng.

                                                                                      MH

Thực hiện nhiều hoạt động phòng chống dịch Covid-19


Trong các ngày từ 09/7 đến 03/8/2021, Quận Đoàn, Ủy ban Hội LHTN, Ban chỉ huy các chiến dịch tình nguyện Hè tổ chức nhiều hoat động phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Trong những ngày qua, các đơn vị tăng cường đăng tải nhiều thông tin liên quan đến tình hình phòng chống dịch bệnh, giới thiệu cách làm hay, câu chuyện đẹp trên địa bàn quận trên trang cộng đồng Tuổi trẻ Bình Thạnh. Đồng thời, tổ chức đoàn đến thăm, động viên cán bộ Đoàn cơ sở, các chiến sĩ tình nguyện Hè đang tham công tác phòng chống dịch; chăm lo cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, các chiến sĩ tình nguyện Hè hưởng ứng đợt cao điểm mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19 do Thành Đoàn phát động bằng những hoạt động thiết thực như: tham gia đội hình phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh của quận và 20 phường; ra quân trực tại các chốt kiểm soát giao thông trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên, hội viên, chiến sĩ tình nguyện hè tham gia trực tại các chốt kiểm soát giao thông trên địa bàn. (Ảnh T. Bình)
Lực lượng đoàn viên, hội viên, chiến sĩ tình nguyện hè tham gia trực tại các chốt kiểm soát giao thông
 trên địa bàn. (Ảnh T. Bình)

Ngoài ra, các bạn còn tham gia các hoạt động trực tuyến do Trung ương Đoàn, Thành Đoàn, Quận Đoàn tổ chức như: truy cập vào đường dẫn  http://thankyouvietnam.com.vn khởi tạo “lời cảm ơn” gửi đến các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19; đăng ký mua sách trong chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách”; theo dõi chương trình truyền hình thanh niên, tham gia các sân chơi: Diễn đàn trực tuyến - sức trẻ khởi nghiệp. các chương trình “Chiến sĩ tình nguyện Kỳ nghỉ hồng chung tay xây dựng Thành phố văn minh”, dạy vẽ trực tuyến “Thế giới sắc màu”, hướng dẫn tập luyện thể thao “Khỏe, đẹp tại nhà - đánh bay Covid-19”, chuyên đề “Nâng cao sức khỏe - chung tay đẩy lùi Covid-19”, hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chuyên đề về lý luận chính trị, cuộc thi tìm hiểu chủ đề “Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của Nhân dân” và cuộc thi viết “Mệnh lệnh từ trái tim - tuổi trẻ Việt Nam tiến bước”…

          P. AN

Ngày hoạt động “Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng văn hóa giao thông”

 

Ngày 18/7/2021, Quận Đoàn, Ủy ban Hội LHTN, Ban chỉ huy các chiến dịch tình nguyện hè quận tổ chức ngày hoạt động cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng văn hóa giao thông”.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo các đơn vị phối hợp thực hiện một số chương trình, sân chơi trực tuyến như: tọa đàm về văn hóa giao thông dưới góc nhìn pháp lý và tâm lý với tên gọi “Văn hóa giao thông - lý và tình”, chương trình hướng dẫn điều tiết giao thông tại các chốt kiểm soát giao thông, sân chơi thử thách trực tuyến giải sa hình “Atazato” và thử thách “Bingo! An toàn giao thông”.

Ngoài ra, còn tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà các chốt kiểm soát giao thông của quận được thành lập trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

                            P. AN

Bộ sản phẩm tuyên truyền “Văn hóa giao thông”

 

Ngày 19/7/2021, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 22 phối hợp Ủy ban Hội LHTN thực hiện bộ sản phẩm tuyên truyền về “Văn hóa giao thông”.

 Bộ sản phẩm này được đăng trên trang “Tuổi trẻ Hai Hai” thu hút nhiều lượt đoàn đoàn viên, hội viên, thanh niên theo dõi.

Đây là ngày hoạt động cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng văn hóa giao thông” năm 2021. 

                                                                    P. AN

Bài viết nổi bật

Dâng hương kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  Ngày 27/8/2024, Quận ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận tổ chức lễ dâng hương, đặt vòng hoa tưởng nhớ công lao các anh hùn...

Bài viết phổ biến