Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

Học tập, quán triệt, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII

 

Ngày 21/4, 05/5/2022, Đảng ủy Phường 5, 22 tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khóa XIII cho gần 700 người là đảng viên, cán bộ, công chức, giáo viên, lực lượng vũ trang của 2 phường tham dự.

Tại Phường 5, người dự được thông tin những điểm mới trong Kết luận Trung ương 4 khóa XIII “Đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; những điểm mới về mục tiêu công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hướng vào nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội…”.

Bên cạnh đó, người dự còn được phổ biến Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thông tin tình hình thời sự thế giới và khu vực trong thời gian gần đây.

Đại biểu tham dự hội nghị triển khai nghị quyết, học tập chuyên đề và báo cáo thời sự quý II năm 2022. (Ảnh P. An)
Đại biểu tham dự hội nghị triển khai nghị quyết, học tập chuyên đề và báo cáo thời sự quý II năm 2022. (Ảnh P. An)

Tại Phường 22, ngoài triển khai Nghị quyết, các đại biểu còn được hướng dẫn nội dung chuyên đề năm 2022 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh”. Đồng thời, còn được thông tin kết quả nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong quý I năm 2022; tình hình, diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên…

MỘNG THÙY - P. AN

Góc văn hóa Hồ Chí Minh


Thiết thực chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) và hưởng ứng thực hiện định hướng xây dựng và phát triển không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên địa bàn quận, ngày 06/5/2022, Chi bộ Văn phòng Quận ủy ra mắt “Góc văn hóa Hồ Chí Minh” tại đơn vị.

Cùng với việc trưng bày hình ảnh và những cuốn sách về Bác Hồ, đơn vị đã thiết kế thêm một góc học tập và làm theo Bác dành riêng cho cán bộ, đảng viên của đơn vị với 4 nội dung “Lời Bác dạy”, “Bài viết cảm nhận”, “Gương học tập theo Bác” và “Hình ảnh hoạt động”; các nội dung sẽ được thực hiện thường xuyên định kỳ hằng tháng theo kế hoạch chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 của chi bộ đề ra.

Bên cạnh đó, “Góc văn hóa Hồ Chí Minh” nơi đây cũng sẽ là khu vực dành cho các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác tham khảo, nghiên cứu các nội dung về Bác, từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cán bộ, đảng viên Chi bộ Văn phòng Quận ủy tìm hiểu các nội dung về Bác Hồ tại “Góc văn hóa Hồ Chí Minh”. (Ảnh ML)
Cán bộ, đảng viên Chi bộ Văn phòng Quận ủy tìm hiểu các nội dung về Bác Hồ
tại “Góc văn hóa Hồ Chí Minh”. (Ảnh ML)

Ngày 29/4/2022, Đảng ủy Phường 2 tổ chức xây dựng góc văn hóa Hồ Chí Minh ngay tại trụ sở UBND phường.

Góc văn hóa Hồ Chí Minh tại phường có chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh sáng ngời trang sử; sự nghiệp tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng và Nhà nước tại Ủy ban nhân dân Phường 2, quận Bình Thạnh.

                          AK - MH

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh với Liên hoan kể chuyện cho trẻ em

 

Từ ngày 18 đến 22/4/2022, Trung tâm Văn hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức Liên hoan kể chuyện cho trẻ em với chủ đề “Những chuyến du hành” tại các Trường Mầm non 2, 14, Tiểu học Bình Hòa, Bình Quới Tây.

Việc triển khai Góc học tập Hồ Chí Minh gắn với phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần lan tỏa phong trào đọc sách và tạo điều kiện cho học sinh làm quen với hoạt động thư viện với nhiều hình thức khác nhau như: đọc sách, kể chuyện âm nhạc, kịch thiếu nhi, biểu diễn múa, ảo thuật, kể chuyện ứng tác…

                                         THU HÀ

Liên hoan kể chuyện với chủ đề “Những chuyến du hành” tại Tiểu học Bình Hòa. (Ảnh TH)
Liên hoan kể chuyện với chủ đề “Những chuyến du hành” tại Tiểu học Bình Hòa. (Ảnh TH)


Xây dựng góc văn hóa Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp

 

Ngày 23/4/2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 13 phối hợp Chi bộ Doanh nghiệp phường Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định tổ chức lễ ra mắt mô hình “Xây dựng góc văn hóa, học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp”.

Tham dự có đồng chí Võ Thị Phương Uyên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận; lãnh đạo Đảng ủy Phường 13; cùng Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, cấp ủy, đảng viên Chi bộ Doanh nghiệp phường và đại diện Ban Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gia Định.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam phường thông tin 3 nội dung chính thực hiện mô hình “Xây dựng góc văn hóa, học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Doanh nghiệp” trong đó có: Xây dựng không gian văn hóa vật thể, bố trí tủ, kệ, nơi đặt tượng, tranh ảnh của Bác trang trọng; không gian văn hóa phi vật thể, thường xuyên tổ chức trình chiếu những chương trình, sản phẩm nghệ thuật phi vật thể như vở kịch “Dấu xưa”, cải lương “Tổ quốc nơi cuối con đường”…; xây dựng văn hóa của doanh nghiệp gắn với đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: trung thực, ý chí, nghị lực, đoàn kết, thống nhất, tổ chức các cuộc thi đua sáng tạo nâng cao năng suất lao động…

Góc văn hóa, học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp. (Ảnh QT)
Góc văn hóa, học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp. (Ảnh QT)

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam quận ghi nhận những nỗ lực của phường và hướng dẫn một số nội dung để các đơn vị phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung là các trang mạng xã hội và tiếp tục ra mắt mô hình này tại các đơn vị khác. 

                             HẢI ĐƯỜNG

Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh


Ngày 23/4/2022, Liên đoàn Lao động quận tổ chức hội nghị báo cáo chủ đề năm 2022 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh” và xây dựng văn hóa học tập Hồ Chí Minh.

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Ngọc Hợi, Phó phòng Khoa giáo Ban Tuyên giáo Thành ủy báo cáo khái quát những nội dung trọng tâm về chủ đề học tập toàn khóa, đặc biệt là chủ đề năm 2022 của Thành phố. Qua đó giúp cán bộ công đoàn quận và cơ sở nhận thức sâu sắc hơn nữa về những nội dung, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; kết hợp xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân, đơn vị gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của cơ quan, đơn vị.

Cũng trong hội nghị đại biểu được giới thiệu về các nội dung xây dựng không gian văn hóa, góc học tập Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Bình Thạnh.

·        Tiếp đó, ngày 29/4/2022, Hội LHPN quận tổ chức triển khai chủ đề năm 2022 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh”.

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Ngọc Hợi, Phó phòng Khoa giáo Ban Tuyên giáo Thành ủy báo cáo các nội dung trọng tâm về chủ đề học tập toàn khóa, đặc biệt là chủ đề năm 2022 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhân dịp này, cán bộ Hội được giới thiệu và hướng dẫn một số nội dung gắn với việc xây dựng không gian văn hóa, góc học tập Hồ Chí Minh tại đơn vị và trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Cán bộ, hội viên phụ nữ triển khai chủ đề năm 2022 và xây dựng “Góc văn hóa Hồ Chí Minh”. (Ảnh P. An)
Cán bộ, hội viên phụ nữ triển khai chủ đề năm 2022 và xây dựng “Góc văn hóa Hồ Chí Minh”. (Ảnh P. An)

·        Hướng tới kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), ngày 07/5/2022, Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 17 phối hợp tổ chức chuyến hành trình Về nguồn.

Tham dự có lãnh đạo Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, trưởng các đoàn thể, Bí thư chi bộ, trưởng, phó 4 khu phố, Ban công tác Mặt trận 4 khu phố, tổ trưởng, tổ phố các Tổ dân phố - Mặt trận.

Chuyến đi lần này, đoàn đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, trường Dục Thanh (Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) để tìm hiểu rõ hơn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kết hợp chuyến tham quan tổ chức tọa đàm. Có nhiều đại biểu đóng góp ý kiến, giải pháp để thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề năm 2022.        

            HÀ HIẾU - THANH THẢO - P. AN

Lấy ý kiến biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh


Nhằm tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong việc bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh, ngày 24/5/2022, Ban Tuyên giáo Quận ủy (bộ phận Thường trực của Ban Tổ chức hội thi) có Công văn số 189-CV/BTG đề nghị các đơn vị tổ chức tuyên truyền và lấy ý kiến góp ý và bình chọn biểu trưng quận Bình Thạnh theo các nội dung cụ thể như sau:

1. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể chính trị - xã hội quận, Hội Chữ Thập đỏ quận

- Tuyên truyền 7 tác phẩm rộng rãi trên các phương tiện thông tin của đơn vị: trang web của đơn vị, trang mạng xã hội của đơn vị,…

- Tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến trong Ban Thường trực, Ban Chấp hành của đơn vị.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực cùng với phường trong việc mời gọi cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia cuộc họp do phường triển khai.

2. Đối với Đảng ủy 20 phường

- Tuyên truyền 7 tác phẩm rộng rãi trên các phương tiện thông tin: trang web của đơn vị, trang mạng xã hội của đơn vị,…

- Tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến trong Ban chấp hành Đảng bộ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn phường tham gia.

- Chỉ đạo các chi bộ trực thuộc Đảng ủy phường nhất là các Khu phố tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân.

3. Đối với Trung tâm Văn hóa

Giới thiệu và tuyên truyền 7 tác phẩm rộng rãi trên bản tin Gia Định để Nhân dân góp ý và bình chọn.

4. Thời gian thực hiện: các đơn vị góp ý và bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8/2022.

Các đơn vị gửi Bảng tổng hợp góp ý và bình chọn biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh về Ban Tuyên giáo Quận ủy (đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương, chuyên viên Ban Tuyên giáo) trước ngày 15/8/2022 để tổng hợp trình Thường trực Quận ủy và Thường trực UBND quận xem xét quyết định.

Một số lưu ý:

- Tiêu chí bình chọn và 7 tác phẩm biểu trưng (logo) Bình Thạnh.

- Mẫu Phiếu bình chọn; bảng tổng hợp góp ý và bình chọn, xem chi tiết tại Cổng thông tin điện tử quận  www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn và trang Người Bình Thạnh.

Tiêu chí bình chọn

a) Về ý tưởng của mẫu thiết kế:

- Ấn tượng, độc đáo, có điểm nhấn.

- Đường nét, tạo hình rõ ràng, có tính cách điệu.

- Không bị trùng lặp, khác biệt so với những logo khác.

- Các hình tượng phải đảm bảo tính đơn giản, dễ nhớ, dễ nhận biết.

b) Về nội dung ý nghĩa:

Mang tính khái quát cao, thể hiện nét đặc trưng riêng của Bình Thạnh:

- Vùng đất Gia Định xưa.

- Sự phát triển và vươn lên của Bình Thạnh ngày nay.

- Vị trí địa lý của vùng đất Gia Định xưa và Bình Thạnh ngày nay.

c) Hình thức bố cục:

- Hình dáng logo có cấu trúc chặt chẽ, cân đối, logic.

- Màu sắc của logo đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa: không quá 4 màu trong đó có 1 màu chủ đạo.

- Sử dụng, kết hợp màu sắc tương thích về mặt ý nghĩa, nội dung.

- Thể hiện rõ đường nét khi chuyển sang trắng đen.

- Phù hợp khi phóng to hoặc thu nhỏ.

- Logo phải có tính ứng dụng trên nhiều chất liệu.  

7 mẫu biểu trưng (LOGO) kèm thuyết minh

Mẫu 1

Logo có bố cục tròn thể hiện bền vững trường tồn.

Logo được thiết kế từ 2 chữ BT (Bình Thạnh) tạo thành các khu đô thị, các tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp... dòng sông Sài Gòn.

Trung tâm logo là Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu.

Chim bồ câu tung cánh là thể hiện khát vọng hòa bình tự do và thể hiện tiềm năng phát triển của Quận Bình Thạnh.

Logo thiết kế khối mảng lớn, mạnh mẽ, nhịp điệu hài hòa... thuận tiện gia công trên mọi chất liệu... ấn tượng mạnh khi nhận diện thương hiệu...

Mẫu 2

Logo thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim Bồ Câu bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0.

Biểu trưng sử dụng màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 3

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh). Đầu chữ T mang hình một ngôi sao bay lên thể hiện Bình Thạnh như một vì sao sáng đang vươn lên tỏa sáng, phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bậc nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0.

Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nghiệp đổi mới, năng động, sáng tạo của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 4


Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh bên phải logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bậc nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh trên cùng tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong bên dưới tòa tháp là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Biểu trưng sử dụng màu xanh dương là màu hòa bình, hợp tác, phát triển. Cũng như thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 5


Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 2 chữ tượng hình BT (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mảnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một lăng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như miền Nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mảnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Các đường thẳng bên dưới Lăng Ông là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP.HCM. Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu.

Mẫu 6


Biểu trưng quận Bình Thạnh sáng tạo dựa trên hình tượng chữ B.T (chữ Bình Thạnh) kết hợp với hình tượng lăng Lê Văn Duyệt, những đô thị vươn cao và đặc biệt là hình tượng con sông Sài Gòn chảy qua địa bàn quận.

Di tích nghệ thuật quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt được xây dựng từ năm 1848. Hằng năm tại lăng đều được tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mồng 01 và mồng 02 tháng 8 âm lịch. Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.

Hình tượng dòng sông Sài Gòn, thơ mộng uốn lượn xung quanh quận Bình Thạnh không những cung cấp nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho đời sống người dân, mà còn là hệ thống đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Những đô thị vươn cao nói lên sức sống hiện đại, văn minh đô thị, biểu hiện quận Bình Thạnh đang nỗ lực phấn đấu để xây dựng những đô thị lớn trong tương lai.

Mẫu 7


Logo là sự kết hợp các hình tượng đặc trưng tiêu biểu của Quận Bình Thạnh

1. Hình tượng kết hợp từ hai chữ cái viết tắt BT (Bình Thạnh). Kết hợp lá cờ Tổ quốc nằm trên đỉnh thể hiện sự khác biệt với các địa danh khác.

2. Hình tượng phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo là xu hướng phát triển của tương lai.

3. Hình tượng các tòa nhà thể hiện sự phát triển đô thị hóa của quận Bình Thạnh.

4. Hình tượng chính tạo điểm nhấn là cổng di tích Lăng Ông Bà Chiểu, đây cũng là Khu di tích lịch sử thể hiện cho sự phát triển lâu đời và mang đặc trưng riêng biệt của quận nhà.

Logo là sự tổng hòa 4 hình tượng nổi bật của quận Bình Thạnh là Lăng Ông Bà Chiểu mang tính lịch sử và văn hóa của quận Bình Thạnh, ba hình tượng còn lại nói lên sự phát triển kinh tế, đô thị, công nghệ, logo thể hiện cho sự phát triển của quận trong tương lai, giữ những giá trị lịch sử, đi đôi với phát triển kinh tế, tri thức. Tổng thể các hình tượng được đặc trưng cấu trúc hình tròn thể hiện cho sự phát triển bền vững, trường tồn.

Logo lấy màu chủ đạo là màu xanh dương thể hiện cho niềm tin vào sự phát triển trường tồn trong tương lai.

Triển lãm ảnh kỷ niệm 47 năm thống nhất đất nước


Ngày 27/4/2022, Trung tâm Văn hóa, Hội Cựu chiến binh, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến quận phối hợp tổ chức triển lãm ảnh chủ đề “Niềm tin chiến thắng - Non sông liền một dải”.

Triển lãm gồm bộ ảnh “Niềm tin chiến thắng - Non sông liền một dải”, giới thiệu một số thành tựu đất nước sau 47 năm thống nhất. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời giới thiệu một số hình ảnh thành tựu của quận Bình Thạnh trong quá trình phát triển hiện nay.

Lãnh đạo quận và các đơn vị phối hợp cắt băng khai mạc triển lãm ảnh. (Ảnh COH)
Lãnh đạo quận và các đơn vị phối hợp cắt băng khai mạc triển lãm ảnh. (Ảnh COH)

Tại triển lãm, Thư viện quận tổ chức trưng bày sách Biên niên sử Việt Nam, tài liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, giới thiệu về những danh tướng lãnh đạo của dân tộc trong giai đoạn 1945 -1975.

Triển lãm diễn ra từ ngày từ 27/4 đến 10/5/2022 tại Nhà Truyền thống quận (số 6B Phan Đăng Lưu, Phường 14). 

                                                       MH

Bài viết nổi bật

Dâng hương kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  Ngày 27/8/2024, Quận ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận tổ chức lễ dâng hương, đặt vòng hoa tưởng nhớ công lao các anh hùn...

Bài viết phổ biến